Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

Truyện ngắn 40

 <script async src="https://pagead2.googlesyndication.com/pagead/js/adsbygoogle.js?client=ca-pub-7143897352168730"

     crossorigin="anonymous"></script>

KHÁCH BÊN KIA ĐẠI DƯƠNG

Truyện ngắn của Quỳnh Anh

Sau buổi chạp họ, cha tôi, với vai trò Chi Trưởng Phái 1 họ Phạm, triệu tập con cháu trai trong Chi lại, tuyên bố: Cuối tháng sau, cháu Huy, con trai trưởng của chú Minh sẽ về quê mình, thay mặt Chú bàn đến việc xây lại ngôi mộ Tổ, tức cụ Cố của cháu… Tôi đã nhận e.mail của Chú báo tin hôm trước! Mọi người im lặng một thoáng, ký ức hướng đến chú Minh, mà những biến động trước đây trong cuộc sống đã tác động không ít đến mỗi người trong dòng họ Phạm chúng tôi.

Chú Minh là em út của cha tôi, trong một gia đình khá đông con – giữa thế kỷ 20, ông bà nội tôi vẫn giữ quan niệm số con cái trong nhà phản ánh hạnh phúc gia đình, giữa Cha và Chú là năm người cô mà bà nội tôi, khii còn sống, thường gọi đùa là Ngũ Long công chúa! Theo mọi người kể lại, từ khi còn nhỏ, chú đã nổi tiếng nghịch ngợm, bướng bỉnh, dù học rất giỏi. Năm 1974, trước ngày thống nhất hai miền Nam Bắc, dù chỉ học trên lớp ở trường huyện, không tốn tiền học thêm khi nào, chú vẫn thi đậu trung học phổ thông (duy nhất năm đó thi tất cả 10 môn học bằng hình thức trắc nghiệm, chấm bằng máy IBM) hạng Tối Ưu, nghĩa là sau hai buổi thi, với cây bút chì Gilbert 2B, chú đã chọn trả lời 360 câu hỏi, được ít nhất 90% trúng đáp án. Trước đó, nếu đậu hạng Ưu đã là vinh quang lắm, gia đình có thể mổ trâu, mổ bò khao cả làng. Cha là anh Cả, tuổi Giáp Thân, hơn Chú đúng 1 con giáp, khi thi Tú tài I chỉ đậu hạng Thứ, rồi bỏ học, chấp nhận làm anh giáo quèn trường làng, không vươn lên theo đường học thuật được. Khi chú Minh nhận tấm bằng tốt nghiệp phổ thông, Ông Bà nội như mở mày, mở mặt với đám nhiêu, lý trong xã, nên tuy nghèo cũng định ngã con lợn sáu chục cân hơi ra khao làng xã; chú Minh cản lại, chỉ xin cha mẹ hai điều: một là may cho Chú một bộ quần áo mới (áo sơ mi, quần kaki đơn giản thôi), hai là cho phép Chú chọn ngành học của mình. Bỏ qua các lời khuyên trong nhà nhất Y, nhì Dược, Chú nhất quyết làm hồ sơ thi vào Trường Võ bị Sĩ quan Đà lạt… Thôi thì Trời không chịu Đất, Đất phải chịu Trời, Ông Bà chấp thuận cho Chú theo đường binh nghiệp, dù lúc đó tình hình chiến sự hai Bên dao động rất nhiều, sĩ quan, binh lính quân đội Saigon cứ nhấp nhổm như đang ngồi trên ổ kiến lửa, Chú vẫn bình thản thi và trúng tuyển vào Trường Võ Bị trong nhóm mười người đỗ đầu… Trong thư gởi về nhà, đều đặn mỗi tháng một lá, Chú cho biết đang học và vượt qua khá dễ dàng các khoa mục đầu tiên của khóa học, được Đại tá Hoạt, Hiệu phó của Trường (quê ở xã Vinh Thái bên cạnh, cùng huyện Phú Vang) quan tâm, ưu ái, vì Chú là một trong những học viên xuất sắc; cả nhà (các Cô đã lần lượt xuất giá tòng phu) tạm thời yên tâm về Chú.

Cuộc biến động tháng 4 năm 1975 ào đến như một cơn lốc, cả gia đình (Ông Bà nội, Cha, Mẹ, anh hai Nam và tôi còn bé xíu) cuống cuồng sơ tán vào Nam tránh bom đạn, không liên lạc được gì với Chú (tôi nhớ Bà chép miệng: Trời sinh voi sinh cỏ mà), đến sau vẫn bặt tin mấy tháng liền, Ông Bà nội đã định lấy ngày dương lịch 30/04 làm ngày giỗ Chú thì đến năm 1976, thư của Chú lại xuất hiện, đóng dấu Texas, Hoa kỳ. Cha bóc ra đọc (trước đó, Ông Bà nội đã lần lượt mất trong cảnh đói, khổ), bì thư tuy sang, đẹp, nhưng có những dấu vết lem nhem, có lẽ đã qua nhiều lần kiểm duyệt. Thư Chú cho biết: hồi 1975, ở Saigon, Chú đã phải lên tàu thủy theo bác Hoạt, Hiệu phó đồng hương huyện (giờ đã trở thành cha vợ của Chú, đám cưới đã tổ chức ở Hoa kỳ, không có nhà trai) sang bang Texas, hiện nay chú đang hành nghề làm nail, sinh sống cũng tạm ổn, không phải hưởng trợ cấp thất nghiệp như ba Hoạt. Cha vứt lá thư xuống đất, bĩu môi, gằn giọng: Tưởng được làm vương, làm tướng gì, hóa ra đi làm đẹp cho đàn bà! Xem như họ Phạm nhà mình mất hẳn thằng đó! Tôi hiểu, Cha giận mà nói thế, chứ chính Cha đã dạy tôi: Nghề nào cũng là nghề, không có nghề nào tồi, chỉ có con người tồi… khi tôi định thi vào khoa Nấu Ăn, Trường Trung cấp Du lịch.

Mối liên hệ ruột thịt với chú Minh đã ảnh hưởng đến gia đình tôi không ít. Từ khi học cấp 2 trường Vinh Hà, hai anh em Nam, Quỳnh chúng tôi đều là học sinh tiên tiến, có năm được xếp loại giỏi, nhưng mãi không kết nạp vào Đoàn được, vì chỉ cần đọc lý lịch cá nhân, thấy khai gia đình có chú ruột, đã từng thi vào VBSQĐL, hiện ở bang Texas, Hoa kỳ, thì ai cũng bảo để nghiên cứu lại. Mãi đến khi anh Nam nhập ngũ, lập nhiều thành tích, và tôi, đến cuối năm thứ hai lớp Tung cấp Nấu Ăn khóa 1, sau nhiều đợt thẩm tra lý lịch mới được giơ tay tuyên thệ trước lá cờ Đoàn. Riêng các anh chị, con của các Cô, theo quan niệm của địa phương họ bên nội mới quan trọng, không bị ảnh hưởng lý lịch mấy…

Mãi đến những năm Đổi Mới, những quan điểm tả khuynh ngày trước được thay đổi đến chóng mặt. Nghe lời thầy dùi của một số quân sư chính trị đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, chú Minh cùng một số bạn bè (trước đây đã mang tiếng vượt biên là phản quốc) tom góp tiền lại được ba ngàn đô la Mỹ, nhờ một người đại diện mang về huyện để xây dựng quê hương, cụ thể là xin kết hợp với chính quyền dựng một số cầu tạm qua mương rạch, thay thế cầu khỉ bắt đầu mục nát cho tiện đi lại, đã được chuyển ngạch xếp hạng thành Việt kiều yêu nước. Cách đánh giá từ chính quyền đến dân thường cũng thoáng rộng hơn, Cha cũng không hùng hổ đòi xóa tên chú Minh trong gia phả nữa, mà mỗi khi thấy tôi ngồi máy tính, soạn e.mail, biết là viết cho chú Minh, (anh Nam và tôi chỉ liên lạc thường xuyên qua Zalo), Cha lại nhắc tôi thăm hỏi sức khỏe thím Nhung và hai em Huy, Hùng.

Cha đã đưa thư chú Minh cho tôi đọc (anh Nam đóng quân ở xa, tôi trở thành thư ký thường trực của Cha): Chú bị đột quỵ vì tai biến mấy tháng trước, qua một tháng điều trị, chỉ bị liệt nửa người bên trái, phải nằm một chỗ, chỉ viết thư trên laptop, in ra giấy rồi ký, thím Nhung phải thường trực để phục vụ Chú, nên ủy quyền cho Huy, đã tốt nghiệp kỹ sư xây dựng, về quê thay mặt Chú Thím bàn chuyện xây lại ngôi mộ Ông Cố, cũ đã gần trăm năm, để con cháu học hành tấn tới, công tác thành đạt; Huy sẽ lo phần thiết kế, riêng Chú Thím xin đóng góp mười ngàn đô la Mỹ, đưa Huy đem tờ séc về để cùng dòng họ xây dựng mộ. Thư viết trên e.mail của tôi nhờ chuyển cho Cha vào đầu tháng 5 dương lịch, đúng 47 năm ngày Chú rời đất Việt Nam. Phần bị chú (PC – post script) đọc rất cảm động: ý nguyện sau cùng của Chú Thím là sẽ được yên nghỉ trên quê hương, nên nếu có mảnh đất dư thừa nào, cho Chú Thím xin, việc làm bao kim cho Chú Thím hay chỉ để chôn tro cốt, Huy sẽ chịu trách nhiệm. Cha thần mặt suy nghĩ rồi tuyên bố: Chuyện đó tính sau, đất quê mình còn nhiều. Trước mắt, con Quỳnh lên kế hoạch nghỉ phép, đón thằng Huy vào cuối tháng 6 này.

Qua e.mail với chú Minh, tôi bắt liên lạc được với Huy, rồi kết nối Viber với em vì biết hầu hết người nước ngoài ngại dùng Zalo. Qua Viber, thấy khá thuận lợi, tôi hướng dẫn: Huy nên mua vé Siungapore Airlines, bay từ NewYork lúc 22g đêm và đến Đà Nẵng 11g trưa, kịp đi xe ra Vinh Hà trong ngày. Hoặc chọn đi từ LosAngeles về Saigon, rồi bay tiếp ra Huế thì vé chỉ hơn nửa giá, nhưng dễ mất thời gian chờ ở trong nước. Chị sẽ thuê 1 xe 16 chỗ, hạn chế người đón vì có thể Huy mang nhiều hàng hóa; Huy trả lời ngay: Thôi bay thẳng cho tiện, khỏi mất thời gian. Chị thuê taxi 4 chỗ cũng được, em mang thân em về quê trình diện là chính, nhiều hàng hóa mà làm gì? Nghe nói qua biết là dân đại gia, thà mất tiền chứ không để mất thời gian, nửa giá vé cũng phải vài trăm đô la Mỹ chứ có ít ỏi gì đâu? Nhưng sao nghe có vẻ ki bo, giảm ngay từ xe 16 chỗ xuống xe 4 chỗ? Thống nhất xong phương án, tôi gọi điện cho Hoa, cô bạn cùng quê đang công tác ở sân bay Đà Nẵng, nhờ hỏi các thủ tục. Con bé ngần ngừ rồi cười: Cuối tháng 6, tao cũng nghỉ phép ra quê, để tao đi cùng chuyến với mày, khỏi phải lo xe, mà có Huy có vướng mắc gì ở sân bay, tao gỡ cho. Thế là ổn, công việc không ngờ lại thuận buồm, xuôi gió như thế.

Công việc ban đầu đúng là suôn sẻ như dự định, có ai ngờ những sự cố bất ngờ…

Chiếc xe Fortuner 9 chỗ (tôi không dám thuê xe 4 chỗ, để dự phòng biến cố đột xuất) xuất phát ở Vinh Hà lúc 6g như dự định, đến sân bay Đà Nẵng lúc 8g. Rút kinh nghiệm từ những chuyến đón khách trước, tôi dừng ăn sáng ở Ngã ba Huế, tránh bị chém đẹp ở căn tin sân bay, ở sân bay giá cả dịch vụ bao giờ cũng gấp năm sáu lần bên ngoài. Đến phòng chờ ga quốc tế, tôi điện gọi Hoa rồi gọi hai ly cà phê, nhẩn nha chờ máy bay. Máy bay hạ cánh muộn mất 90 phút, tôi len ra khu vực đón khách, giơ cao tấm biển ghi rõ tên David Pham Hoang Huy. Đã đành tôi và Huy đã thấy mặt nhau qua Viber, nhưng có mấy ai giữ mặt mộc khi trao đổi trước webcam, với lại ra nắng gió cũng khác nhiều khi trong nhà chứ? Nhìn từ xa, một anh Việt Nam tóc đen, mắt sáng, dáng cao to, mặc áo pull, quần jean bạc phếch như dân Việt Nam, chắc là Huy, không khác ảnh trên Viber mấy, đã nhận ra tôi từ xa, vẫy tay chào, rồi làm thủ tục trình hộ chiếu, dấu kiểm dịch CoVid rồi tiến lại, vẫn mang khẩu trang khử khuẩn. Trả lời câu tôi hỏi: Hành lý của Huy đâu? Huy cười: Đây cả, tôi tròn mắt nhìn túi du lịch PANAM có dây đeo khoác qua vai và chiếc ba lô gọn nhẹ, đúng như Huy nói, xe 4 chỗ là đủ, dù có thêm Hoa đi cùng. Chúng tôi quay ra căn tin gọi Hoa, con bé xổ một tràng tiếng Anh, chắc để chào, Huy cười, tôi là dân mắm ruốc, Hoa ầm ừ, để mình thanh toán tiền uống đã, rồi liếc nhìn Huy, hắn thản nhiên nhìn quanh, tôi chợt nhớ quy luật American pay, nên im lặng trả tiền, dù sao mình cũng là đàn chị mà! Hoa cũng có vẻ không vui, chắc cô nàng định trổ tài gỡ rối nhưng mọi chuyện suôn đuột, chẳng có rắc rối nào để gỡ.

Ra đến xe, cậu lái xe hỏi tôi: Chị đón chị này à? Anh kia định đi nhờ xe hay sao? Sáng nay, tôi chỉ bảo đón khách quốc tế chứ không nói cụ thể là ai, Hoa lại ăn mặc rất mode nên cậu lái xe tưởng từ nước ngoài về. Tôi giải thích, cậu à à rồi mời mọi người ra xe. Tôi và Hoa ngồi băng ghế sau lái xe, Huy ngồi bên cạnh, thò tay quàng dây belt ngang ngực, cậu lái xe cười: Anh quàng làm gì? Có công an đâu? Huy nói nhỏ: Tôi quen rôi! và cứ giữ như thế.

Xe đang chạy trên Quốc lộ I, chuẩn bị rẽ vào đường dẫn đến hầm Hải Vân thì xe đột nhiên chao đảo mấy cái. Lái xe phanh kít lại, nhảy xuống đá nhẹ mấy cái vào bánh trước, kêu to: Thủng xăm rồi! rồi loay hoay kích xe, tháo bánh. Huy cũng nhảy xuống, giúp một tay. Lái xe cười: Anh làm cũng thạo nhỉ! Huy nhếch mép: Hồi đi học, làm ngoài giờ, tôi cũng phụ sửa xe mà! Loay hoay một hồi, lái xe kêu: Thôi chết, bánh xe dự phòng bơm hơi còn non, mới 1kg8, chắc phải tìm chỗ bơm lại! Tôi băn khoăn: Phải đi xa không mới có chỗ bơm? Lái xe ầm ừ: Chưa biết, có thể vài tiếng nữa! Thôi anh chị thông cảm, chịu khó đón xe khác, chắc còn nhiều. Em xin trả lại ba phần tư tiền thuê! Tôi biết đúng là tai nạn rủi ro, chứ lái xe là người quen, không thể chơi đểu mình được! Không biết chờ đến khi nào mới có xe trống, đủ cho 3 người? Huy hỏi: Ở đây ra Huế, có xe bus không? Tôi thốt kêu: Đúng rồi, cứ 15 phút có 1 chuyến xe bus, xuống xe chỉ thêm 4km là về đến nhà, nhưng… Hoa càu nhàu: ngồi xe buýt nóng chết! Tôi cười: Mày thông cảm, ngộ biến phải tùng quyền, chẳng lẽ ngồi đây chờ đến đêm? Phải công nhận, Huy thích nghi với hoàn cảnh rất khá. Trạm chờ xe bus còn cách 200m, Huy thản nhiên khoác ba lô, đeo túi xách đi thong dong, không như Hoa mỗi bước một kêu rên. Tôi ái ngại, bảo để tôi đeo ba lô hay mang túi giúp, Huy cười: Em là con trai mà! nên tuy mệt, tôi cũng cảm thấy niềm động viên lớn lao nên thong thả bước.

Xe bus đến, cũng may còn rộng chỗ, trên xe lại có máy điều hòa nên cũng dễ chịu. Hai tiếng đồng hồ sau, ra đến đường tránh Huế, chung tôi xuống xe, đã thấy một lô taxi, xe ôm đã đứng chờ đón khách. Huy lịch sự: Đã về gần đến nhà, em xin phép khao chị Quỳnh, chị Hoa chuyến taxi này nhé! Tôi ngớ người, hóa ra Huy cũng rất galant, biết chi tiền đúng chỗ, đúng kiểu American pay… Hoa chui tọt ngay vào taxi, hối lái xe bật điều hòa lên như sắp chết ngộp đến nơi. Chúng tôi về đến nhà lúc 19g, vừa kịp tắm rửa, ăn cơm tối, còn Hoa tranh thủ về nhà cha mẹ, cũng gần đó. Bữa cơm tối có những món ăn đồng quê như cá rô đồng chiên giòn, canh cua đồng nấu rau mồng tơi, rau muống xóc tỏi mà Huy có vẻ rất thích, ăn tới ba bát đầy. Ăn xong, Huy ngồi nói chuyện với Cha đến khuya, không biết bàn chuyện gì (thư chú Minh đã nói hết rồi mà), cứ nghe Cha băn khoăn nhưng lấy tiền đâu? sau đó hai bác cháu ngủ chung trên bộ phản ở chái Thổ Công.

Hôm sau là buổi họp dòng họ về việc xây mộ cụ Cố. Mọi người bàn luận sôi nổi, mỗi người đưa ra một ý, riêng Huy chỉ im lặng ngồi nghe. Cuối cùng, khi Cha thay mặt cả họ, thống nhất về kiểu xây, Huy chắp tay lĩnh ý (đúng kiểu các cụ đồ nho), và xin một ngày để vẽ kiểu cụ thể trên laptop mang theo. Buổi chiều hôm sau, Huy đã đưa cho tôi chiếc USB có file pdf, mang đến Trung tâm Dịch vụ Tin học của xã để in ra mấy bản. Cha là chủ công trình, chú Hộ, em họ Cha phụ trách nhóm Xây dựng và Huy, được cử làm Thư ký công trình, đồng ký tên vào, mỗi người giữ một bản. Chú Hộ tuyên bố: Mỗi suất đinh của Họ đều đăng ký góp 5 ngày công, chỉ cần 1 tháng là hoàn thành mộ Tổ. Riêng tiền vật liệu, xi măng, sắt thép, gạch… khoảng 200 triệu, Bác Trưởng định phân bổ đóng góp thế nào? Cha mỉm cười: Chú Minh, em út tôi đã nhờ cháu Huy chuyển cho tôi tấm séc mười ngàn đô la Mỹ, tính ra đủ để mua vật liệu, vận chuyển và dư ra một ít, ta sẽ làm Lễ Khánh thành và Tạ Lăng là vừa đủ. Mọi người hỉ hả đồng ý.

Đến ngày dự định cúng cụ Cố để xin xây lại mộ, cả dòng họ kéo ra mộ làm lễ. Cha, chú Hộ, Huy lần lượt thắp hương, khấn vái và lạy mộ. Phải công nhận Huy có dáng lạy rất chuẩn, hai gót chân luôn chụm lại, không bước tới hay bước lui mà chỉ khuỵu gối xuống lạy, như các hòa thượng lâu năm. Chắc ở Hoa kỳ, Huy đã tập khá nhuần nhuyễn tư thế này nên không thấy mất thăng bằng khi nào. Tuy nhiên, tôi có nhận xét là khi lạy, Huy cứ nhìn quanh như đang tìm kiếm ai, hay tìm kiếm cái gì. Lát sau, tôi thấy Huy trao đổi với Cha rồi với chú Hộ, rồi Cha bẻ vài cành cây, cắm lên mộ cụ Cố rồi nói: Hôm nay Trời đang nắng, Họ mình tạm nghỉ, ba ngày nữa sẽ họp ở nhà tôi lúc 7 giờ sáng để chú Hộ phân công việc.

Đúng ba hôm sau, Cha và chú Hộ rủ nhau đi đâu từ sáng sớm, đến 7 giờ đã về đến nhà. Cha tuyên bố với con cháu đã đến đông đủ: Hôm nay, tôi thông báo với mọi người: mộ Tổ chúng ta là mộ kết, rất hiếm quý, nên quyết định không phải xây lại nữa. Cha giải thích thêm: Hôm cúng mộ, cháu Huy bảo với tôi, theo sách phong thủy đã học, cháu nghi ngờ mộ đã kết vì thấy cây cối trên mộ, chung quanh mộ đều xanh tươi. Tôi đã trao đổi với chú Hộ, quyết định thử bằng cách bẻ mấy cành cây khô, cắm lên mộ, hôm nay ra kiểm tra thấy tốt tươi hết, chứng tỏ sinh khí ở đất quanh mộ rất nhiều. Con cháu chúng ta học hành, làm ăn thành đạt cũng một phần thể hiện thành quả của mộ kết. Quay lại Huy, Cha cười: Bác cảm ơn ba cháu đã có lòng thành quan tâm đến sự phát triển của dòng họ, và khen ngọi cháu đã biết kết hợp kiến thức phong thủy và sinh học hiện đại để giúp bác phát hiện mộ kết. Riêng khoản tiền ba cháu gởi về, bác xin hoàn trả lại để ba cháu dùng vào những việc hữu ích khác… Huy khoanh tay, thưa: Xin bác chờ cho cháu một lát. Huy lấy chiếc laptop, chạy vào phòng thờ, ở đó sóng wifi rất mạnh, ở đây đã mấy ngày nên Huy rất rõ. Lát sau Huy ra, cúi đầu thưa: Cháu mới liên hệ Viber với Ba cháu, may quá, ba cháu chưa đi ngủ. Ba Mẹ cháu thống nhất ý kiến dùng khoản tiền dự định xây mộ đó để gởi Ngân hàng, tiền lãi hàng năm sẽ dùng làm phần thưởng cho con cháu dòng họ mình về thành tích học tập, công việc mà Bác đã trao đổi với cháu tối mới về đó. Cha mỉm cười: Thay mặt dòng họ và Hội Khuyến học của Họ, một lần nữa bác cảm ơn Ba Mẹ cháu, và chính thức tuyên bố trước cả Họ: Ba Mẹ cháu có quyền chọn bất ký chỗ nào trong mảnh đất hương hỏa của họ Phạm mình để xây kim tĩnh theo mẫu do cháu thiết kế, riêng công sức xây dựng sẽ do các suất đinh trong họ đóng góp, đó là ý của trưởng họ. Mọi người hò reo tán thưởng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét